Holodomor diệt chủng bằng nạn đói tại Ukraine dưới thời Liên Xô

Đang tải về...

Cảm ơn! Hãy chia sẻ với bạn bè!

URL

Bạn đã "ghét" video này. Cảm ơn vì đã phản hồi!

Đã đăng bởi May May trong mục KIẾN THỨC
302 lượt xem

Mô tả

Quyết định đưa quân vào Ukraine của chính quyền Putin, diễn ra vào đúng thời điểm cột mốc, đánh dấu 100 năm thành lập Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, 1922-1991), và 90 năm Holodomor Ukraine.

Holodomor Ukraine xảy ra vào năm 1931-32 khi Stalin sử dụng quân đội và cảnh sát mật, tiến hành thu giữ ngũ cốc của nông dân, những người được cấp hạn ngạch không thể nào đáp ứng được [theo thực tế thông thường]. Vì nạn đói nhân tạo này, từ 7 triệu đến 10 triệu người Ukraine, chủ yếu là nông dân, đã chết đói.

Stalin muốn trừng phạt nông dân và buộc họ phải tập thể hóa nông nghiệp. Vì vậy, Ukraine, hiện được biết đến với cái tên "vựa lúa của châu Âu", đã phải trải qua một thảm kịch ở quy mô tương tự như Holocaust của Đức Quốc xã. Năm 2008, Nghị viện Châu Âu đã công nhận Holodomor là tội ác chống lại loài người.

Sau đây là đoạn trích trong tác phẩm COMMUNISM, a History (Chủ nghĩa cộng sản) của nhà sử học Richard Pipes, qua bản dịch của Phạm Nguyên Trường, hi vọng giúp quý vị có thêm thông tin về một giai đoạn đau lòng trong lịch sử đất nước Ukraine hiện đại.

"Quyết định tập thể hóa đồng loạt được đưa ra vào giữa năm 1929. Theo lời Stalin, phải dựa vào tích lũy trong nước để tiến hành công nghiệp hóa. Nghĩa là nông dân phải cung cấp lương thực, thực phẩm cho giai cấp công nhân công nghiệp, các thành phố và lực lượng vũ trang theo giá thấp nhất. Nhưng, trong chiến dịch tuyên truyền song song với quá trình tập thể hóa người ta lại nhấn mạnh đến việc tiêu diệt "bọn bóc lột" để đánh lạc hướng sự chú ý, vì phần lớn nạn nhân của công cuộc tập thể hóa chính là những người nông dân bình thường.

Tập thể hóa diễn ra theo hai quá trình. Thứ nhất, xóa bỏ thành phần 'kulak', nói cách khác là giết người; thứ hai, tiêu diệt các làng xã nông thôn và sự độc lập còn sót lại của nông dân. Nông dân bị lùa vào các thập thể sản xuất gọi là nông trang, người ta phải làm việc cho nhà nước chứ không còn cho mình nữa.

Kulak, tất cả những người nông dân có của ăn của để và cả những người chống hợp tác hóa đều bị gọi như thế, bị tịch thu hết tài sản và bị đưa vào các trại cải tạo lao động hoặc bị đầy đi Siberia cùng với gia đình. Theo các số liệu chính thức, trong những năm 1930-1931, đã có 1.803.392 người bị trừng phạt theo một trong hai hình thức trên. Người ta tính ra rằng, 30% những người thoát án tử hình cũng đã chết vì đói và rét.

"Trung nông" và "bần nông" cũng mất hết, kể cả công cụ lao động và gia súc, vì người ta thà giết thịt gia súc chứ không chịu đem nộp cho nông trang, tất cả các tài sản đó đều phải giao cho nông trang. Các nông trang viên phải làm đủ một số ngày công nhất định trong một năm, đổi lại, họ được lĩnh một số tiền và một lượng lương thực tối thiểu. Đấy là cách họ thực hiện nghĩa vụ lương thực do nhà nước giao với giá rẻ mạt, trong khi nhà nước xuất khẩu bột và lúa mì, thu lợi gấp mấy lần. Người không hoàn thành chỉ tiêu sẽ bị đói. Những người tuyệt vọng vì đói mà ăn cắp sẽ bị coi là tội phạm nguy hiểm: Theo nghị định ban hành tháng 8 năm 1932, "ăn cắp hay phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa (xin đọc là: của Đảng)", nhiều khi chỉ là vài bông lúa mì, có thể bị kết án tử hình hoặc hàng chục năm lao động khổ sai. Trong mười sáu tháng sau đó, đã có tất cả 125.000 nông dân bị kết án theo đạo luật này, trong đó 5.400 người bị tử hình."

"Sau khi tập thể hóa, tình cảnh người nông dân còn khốn cùng hơn cả thời nông nô, từng tồn tại ở Nga cho đến năm 1861, lúc đó, dù là nông nô, nhưng người nông dân vẫn được quyền làm chủ (trên thực tế) mùa màng và gia súc của mình. Địa vị của họ bây giờ đã bị hạ xuống ngang hàng với nô lệ, chỉ có những phương tiện tối thiểu để duy trì sự sống của chính mình. Năm 1935, một gia đình nông trang viên chỉ được cấp 247 rúp, đủ mua một đôi giầy.

Stalin thích nói rằng tập thể hóa được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, nhưng trên thực tế, chính phủ đã áp dụng những biên pháp cưỡng bách cực đoan nhất.

Nhằm bẻ gãy sự chống đối của nông dân ở Ukraine, ở Bắc Caucasus và ở Kazakhstan, Stalin đã cố tình gây ra nạn đói vào những năm 1932-1933 bằng cách tịch thu hết lương thực và cho quân đội bao vây để họ không thể đi tìm thức ăn ở khu vực khác. Các số liệu cho thấy nạn đói nhân tạo này đã cướp đi sinh mạng của 6 đến 7 triệu người. Chế độ cũng đã thi hành những biện pháp cực kỳ dã man đối với dân du mục Kazakh ở Trung Á, người ta cho rằng một phần ba sắc dân này đã chết trong quá trình tập thể hóa."

Gửi nhận xét

Bình luận

Hãy là người đầu tiên gửi bình luận